Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

vacxin1

Câu 1 : Trình bày khái niệm vacxin, đặc tính cơ bản của vacxin: a. Khái niệm :  Theo quan điểm trước đây: - Vacxin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa chính mầm bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra một bệnh truyền nhiễm nào đó cần phòng (nếu là mầm bệnh thì phải được giết hoặc làm nhược độc bởi các yếu tố vật lý, hóa học và sinh vật học). - Khi sử dụng cho động vật, vacxin tạo ra một đáp ứng miễn dịch chủ động giúp động vật chống lại được sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.  Cách hiểu này được hình thành trên cơ sở thực tế sản xuất vacxin - Ví dụ: vacxin nhiệt thán được làm từ vi khuẩn nhiệt thán nhược độc, vacxin phòng lao được làm từ vi khuẩn lao biến dị (BCG), vacxin tụ huyết trùng được làm từ vi khuẩn tụ huyết trùng đã được vô hoạt, vacxin uốn ván được làm từ ngoại độc tố đã được giải độc…  Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi. Nó không chỉ còn là chế phẩn từ vi sinh vật hoặc ký sinh trùng được dùng để phòng bệnh mà còn được làm từ các vật liệu sinh học khác (không vi sinh vật) và được dùng với mục đích không phòng bệnh.  Ví dụ: vacxin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u, vacxin chống thụ thai làm từ receptor của trứng …  Nhưng dù là vacxin được chế tạo từ vật liệu nào và được dùng với mục đích gì thì thành phần buộc phải có vacxin là kháng nguyên và khi đưa vào cơ thể động, kháng nguyên sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch.  Như vậy hiện nay vacxin được hiểu với khái niệm rộng hơn: Vacxin là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên có thể tạo cho cơ thể một đáp ứng miễn dịch và được dùng với mục đích phòng bệnh hoặc với mục đích khác. b. Nguyên lý:  Vacxin tạo ra trong cơ thể sống mét đáp ứng MD chủ động  Hệ thống MD của cơ thể hoạt động, sinh ra KT đặc hiệu chống lại những Epitop của yếu tố gây bệnh.  Cơ thể sử dụng vacxin xuất hiện trạng thái MD thu được chủ động nhân tạo có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của yếu tố gây bệnh tương ứng. c. Đặc tính cơ bản của vacxin : 4 đặc tính Tính sinh MD hay tính mẫn cảm - Là khả năng gây ra đáp ứng MD dịch thể hoặc tế bào hay cả hai. - Tính sinh MD phụ thuộc vào KN và cơ thể nhận kích thích. - Có nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của KN, đường đưa của KN và cơ địa của mỗi cá thể động vật. . Tính KN hay tính sinh KT - Một vacxin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sinh ra KT. - Yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop khác nhau. - Trong đó có thể có Epitop quá nhỏ (Hapten) không có tính sinh KT, muốn chúng sinh KT cần đổi chúng thành có tính KN, b»ng c¸ch kết hợp chúng với một protein mang tải vô hại. . Tính hiệu lực  Là khả năng bảo hộ động vật sau khi được sử dụng vacxin.  Một vacxin đưa vào cơ thể, nhiều KT được tạo ra nhưng không phải loại nào cũng có hiệu lực tức là tiêu diệt được yếu tố gây bệnh.  Do yếu tố gây bệnh có nhiều Epitop khác nhau nên trong bào chế vacxin trước tiên phải làm sao cho đáp ứng MD chống lại những Epitop thiết yếu  Trong NC sản xuất vacxin hiện nay người ta cố gắng phân lập những KN hay Epitop thiết yếu để làm cho vacxin được thuần khiết và tiến tới có thể tổng hợp được chúng.  Ví dụ:  Với virus Gumboro: protein VP2  Virus cúm gia cầm : H và N  Virus viêm gan B : HBS ( KN bề mặt )  Hiệu lực của vacxin được đánh giá qua thực nghiệm nhưng chủ yếu đánh giá trên thực địa sau khi tiêm chủng Mức độ MD quần thể, có thể dùa vµo lượng KT trung bình trong HT và tỷ lệ bảo hộ trong quần thể. - Trên ĐVTN: Đánh giá mức độ đáp ứng MD sau tiêm chủng vacxin và hiệu lực bảo hộ là động vật qua thử thách cường độc. - Thử nghiệm thực địa: Vacxin được tiêm chủng cho một quần thể ĐV, đánh giá khả năng bảo hộ khi mùa dịch tới đồng thời thử thách cường độc 1 nhóm ngẫu nhiên.  Vacxin có hiệu lực là gây được MD ở mức độ cao và bảo vệ cơ thể động vật lâu bền.  Tuy nhiên, hiệu lực của 1 vacxin phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bảo quản, vận chuyển và kỹ thuật tiêm phòng.  Vì vậy, người ta đã xây dựng 1 môn khoa học mới gọi là vacxin học (vaccinology) mục đích là nghiên cứu mọi biện pháp từ lúc sản xuất đến lúc tiêu dùng để tăng tính hiệu lực của vacxin. Tính an toàn: Đây là đặc tính rất quan trọng.  Sau sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra về: vô trùng, thuần khiết và vô độc. - Vô trùng : Không được nhiễm các VSV khác. - Thuần khiết: Không được lẫn các thành phần KN khác có thể gây ra các phản ứng phụ. - Vô độc : Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc. Vacxin phải được thử tính an toàn trong phòng TN, thực địa, ở quy mô nhỏ và đại trà. Tần suất và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ nếu có phải được xác định trước khi được đem ra dùng chung, nhưng vẫn phải được theo dõi cẩn thận. Câu 3: Khái niệm về chất bổ trợ, cơ chế, tác dụng, phân loại :  Khái niệm: - Chất bổ trợ là những hợp chất hóa học được thêm vào trong vacxin nhằm làm tăng khả năng kích thích MD và tăng hiệu lực của vacxin. - Năm 1930, Ramon là người đầu tiên nghiên cứu về chất bổ trợ. Ông đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng khi bổ sung chất bổ trợ vào vacxin thì hiệu lực của vacxin cao hơn. * Các chất bổ trợ: Gồm 3 loại chính a. Chất bổ trợ vô cơ: Là những hạt mịn của muối silicat hoặc muối sunfat, muối phosphat hoặc hạt bột talk, than hoạt tính. Ví dụ :  Alumin hydroxit Al(OH)3  Sunfat alumin kali AlK(SO4)2.12H2O  Phosphat aluminum Al(PO4)  Trong thú y, người ta hay dùng chất bổ trợ là AlK(SO4)2.12H2O (gọi là keo phèn) trong các vacxin vi khuẩn vô hoạt. b. Chất bổ trợ hữu cơ: Dùng các hợp chất hữu cơ khi trộn vào vacxin sẽ có tính chất huyền phù trông như sữa nên gọi là nhũ dầu. Ví dụ: Dầu khoáng, sapolin Dầu thực vật, mỡ động vật Freund (dầu khoáng paraphin + BCG chết)  Nhưng Freund ít dùng vì hay gây mưng mủ kéo dài hoặc viêm khớp.  Đối với những KN phân tử lượng nhỏ người ta có thể gắn với protein mang tải tổng hợp hoặc chất mang từ những hạt mỡ nhỏ gọi là liposon. c. Bổ trợ là sinh vật: Thường dùng là xác của một số loài vi khuẩn như: - M. tubercullosis - Sal. typhimurium. Cũng có thể dùng nội độc tố của vi khuẩn như Lypopolysaccarit * Tác dụng của chất bổ trợ - Kích thích MD do bản thân chất bổ trợ gây phản ứng viêm nhẹ, kéo các đại thực bào và các tế bào MD khác tíi. - Hấp phụ KN, khoanh vùng KN, làm chậm quá trình giải phóng KN tại vị trí tiêm, do đó KN tồn tại lâu trong cơ thể, kéo dài sự trình diện KN. - Kích thích sự hoạt động của APC để quá trình phân tích, trình diện KN đạt hiệu quả. - Chất bổ trợ SV: Có tác dụng kích thích tế bào MD. . Xác vi khuẩn lao làm tăng tương tác giữa tế bào lympho và ĐTB, do đó làm tăng đáp ứng MD tế bào . LPS tác động đến tế bào lympho B làm tăng quá trình phân bào tạo plasmoxyte do đó tăng hàm lượng KT dịch thể đặc hiệu. Câu 5 : Hiểu biết về các loại vacxin sống và chết : 1. Vacxin chết  Là loại kinh điển nhất  Nguyên tắc là làm chết yếu tố gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) nhưng vẫn giữ được tính mẫn cảm và tính kháng nguyên.  Vacxin loại này chủ yếu gây đáp ứng MD kiểu dịch thể.  Phương pháp làm chết yếu tố gây bệnh Có 2 phương pháp - Phương pháp hóa học: Dùng các hóa chất . Như formol để giết chết vi khuẩn. Ví dụ: vacxin tụ huyết trùng lợn vô hoạt . Với virus có thể dùng các chất khử có hoạt tính cao như Ethylenamine,  propiolacton. Những hóa chất này vô hoạt hoàn toàn virus nhưng không làm biến đổi protein cấu trúc. Ví dụ: vacxin bại liệt dạng tiêm ở người vacxin dại bất hoạt dùng  propiolacton vacxin LMLM dùng Ethylenamine - Phương pháp vật lý: sức nóng, tia xạ (X, UV). Ưu, nhược điểm của vacxin chết  Ưu điểm: Không độc, không gây ô nhiễm môi trường, tính an toàn cao.  Nhược điểm:  Thời gian MD ngắn do lượng KN cố định và ít dần  Liều lượng tiêm lớn do đó khó tiêm và dễ gây áp xe.  MD xuất hiện chậm, gây MD tế bào kém.  Không can thiệp trực tiếp vào ổ dịch  Phải đưa vacxin nhiều lần, tăng nguy cơ dị ứng.  Do là mầm bệnh cường độc, nếu bất hoạt không tốt sẽ có nguy cơ phát dịch. Ví dụ: 1 vụ dịch bại liệt ở Mỹ do sử dụng vacxin bại liệt vô hoạt nhưng không triệt để. 1.5.2. Vacxin sống  Là vacxin được sản xuất tõ chủng virus hay vi khuẩn còn sống,Không cßn tính gây bệnh cho động vật được tiêm phòng Có khả năng gây đáp ứng MD mạnh, chúng nhân lên trong cơ thể vật chủ và tạo ra sự kích thích của KN trong một khoảng thời gian.  Vacxin sống bao gồm:  Vacxin nguyên độc  Vacxin vô độc  Vacxin nhược độc  Vacxin nguyên độc:  Dùng chủng virus nguyên độc có quan hệ từ loài động vật khác. Ví dụ: Dùng virus đậu bò làm vacxin phòng bệnh đậu ở người.  Đưa vào cơ thể mộtvirus có độc lực hoặc đã giảm một phần độc lựctheo con đường thực nghiệm: Độc lực của virus sẽ giảm đi khi chúng được đưa vào cơ thể theo đường thực nghiệm (không giống sự xâm nhập của chúng trong tự nhiên). Ví dụ: Tiêm phòng hội chứng viêm phổi ở người bằng adenovirus sống.  Vacxin vô độc (vacxin nhược độc tự nhiên): Vacxin được sản xuất từ những chủng VSV vô độc phân lập trong tự nhiên.  Vacxin nhược độc hóa: Được sản xuất từ những chủng VSV sống có độc lực yếu, không có khả năng gây bệnh cho động vật được tiêm chủng.  Các chủng VSV này được làm giảm độc lực bằng các phương pháp: vật lý, hóa học, sinh vật học và công nghệ gen.  Ưu điểm của vacxin sống:  Tạo MD nhanh, mạnh; MD tồn tại lâu bền do VSV vẫn có khả năng nhân lên và tồn tại lâu trong cơ thể được tiêm chủng. - Tạo miễn dịch tế bào cao hơn vacxin chết. - Có thể dùng can thiệp trực tiếp vào ổ dịch.  Liều lượng ít, dễ tiêm chủng.  Nhược điểm của vacxin sống : - Mức độ an toàn thấp do đột biến dẫn đến sự trở lại cường độc. - Tạp nhiễm virus trong nuôi cấy tế bào. Ví dụ: Tế bào thận khỉ có thể tạp nhiễm với SV40 (Simianvirus) - Khó bảo quản, chi phí lớn. - Một số loại không sử dụng được cho động vật mang thai. - Không dùng cho những vùng an toàn dịch. Câu 6 : Vacxin thế hệ mới : a.Khái niệm : Những tiến bộ về KH - KT trong lĩnh vực VSV, MD học, sinh hóa , đặc biệt là kỹ thuật gen học và công nghệ sinh học phân tử đã mở ra một hướng ứng dụng mới đó là nghiên cứu sản xuất các loại hình vacxin bằng công nghệ gen. Những vacxin tạo ra bằng phương pháp trên gọi là vacxin thế hệ mới nhằm phân biệt với các loại vacxin đã có được nghiên cứu sản xuất bằng phương pháp công nghệ truyền thống. Một vacxin được gọi là vacxin thế hệ mới phải là thành phẩm của một quy trình có sự can thiệp, sử dụng, thao tác của công nghệ gen. Hiện nay nhiều loại vacxin thế hệ mới đã và đang được đưa vào sử dụng có hiệu quả, góp phần vào việc phòng chống bệnh tật cho người và động vật. b.Nguyên lý : - Trong một loại vacxin, yếu tố quyết định tính sinh MD chính là phần protein đặc biệt có trên bề mặt của VSV gây bệnh, gọi là KN và do một gen hay một số gen có trong hệ gen của VSV gây bệnh quyết định tổng hợp nên. Những gen chịu trách nhiệm tổng hợp protein KN được gọi là gen KN.  Nếu  -Tách gen KN khỏi vật liệu di truyền của VSV  - ghép vào một hệ thống plasmid vector thích ứng  Kết quả là: gen KN này vẫn hoạt động như khi tồn tại trong hệ gen của VSV chủ và phân tử protein KN được tổng hợp ra vẫn có thể có chức năng như cũ, tức là có tính sinh miễn dịch.  -Chế phẩm protein KN được tạo ra bằng công nghệ gen như thế được gọi là vacxin thế hệ mới – vacxin công nghệ gen c.Phân loại : Vacxin thế hệ mới có nhiều loại. Căn cứ vào nguồn KN nhân lên được hay không nhân lên trong cơ thể động vật, người ta chia vacxin thế hệ mới làm 2 nhóm: a. Vacxin có KN sống được nhân lên:  Vacxin tái tổ hợp có vector dẫn truyền  Vacxin axit nucleic (vacxin ADN)  Vacxin xóa gen độc b. Vacxin có KN không nhân lên:  Vacxin chứa KN là protein sản xuất bằng kỹ thuật gen  Vacxin ăn được  Vacxin peptit tổng hợp

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Phật tử, Khổng tử, Tôn tử

Đã là Nam tử Đại trượng phu thì phải học Phật tử, Khổng tử, Tôn tử mới hiểu được lẽ đời LỜI DẠY KHỔNG TỬ Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người. Hình hài của mẹ của cha Trí khôn đời dạy, đói no tự mình Sang hèn trong kiếp nhân sinh Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi Không hơn hãy cố gắng bằng người Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh Có chí thì ham học Bất chí thì ham chơi Trí khôn tạo nên người Đức nhân tìm ra bạn Thành đạt nhờ đức dày Làm nên nhờ có thầy Đủ đầy nhờ có bạn Gái ngoan nhờ đức hạnh Trai mạnh nhờ lực cường Tươi đẹp lắm người thương Lực cường nhiều kẻ mạnh Dễ thích nghi thì sống Biết năng động thì nên Đủ tài trí làm nên Đủ sức bền thì thắng Biết mình khi hoạn nan Hiểu bạn lúc gian nguy Nghèo hèn bởi tự ti Ngu si vì tự phụ Tài đức cao hơn phú Hạnh phúc đủ hơn giàu Sống trung tín bền lâu Tình nghĩa sâu hạnh phúc Đủ tài thì đỡ cực Đủ sức thì đỡ nghèo Dốt nát hay làm theo Hiểu biết nhiều thì lợi Hỏng việc thì hấp tấp Va vấp bởi vội vàng Cảnh giác với lời khen Bình tâm nghe lời trách Quá nghiêm thì ít bạn Dễ dãi bạn khinh nhờn Không hứa hão là khôn Không tin xằng ít vạ Làm ơn đừng mong trả Được ơn nhớ đừng quên Nhu nhược bị ép trèn Quá cương thì bị gãy Cái quý thì khó thấy Dễ lấy thường của tồi Của rẻ là của ôi Dùng người tội sinh vạ Đẹp lòng hơn tốt mã Nền nã hơn kiêu kì Thận trọng từng bước đi Xét suy khi hành động Hiểu biết nhiều dễ sống Luôn chủ động dễ thành Thận trọng trước lợi danh Giữ mình đừng buông thả Tránh xa phường trí trá Tai vạ bởi nể nang Tài giỏi chớ khoe khoang Giàu sang đừng kênh kiệu Học bao nhiêu vẫn thiếu Học bao nhiêu chẳng thừa Nhân đức nhờ bán mua Được thua không nản trí Đủ đức tài bớt lụy Đủ dũng khí chẳng hàng Có vợ đảm thì sang Có bạn vàng thì quý Đói nghèo vì bệnh sĩ Quẫn trí dễ làm liều Tỉnh táo với tình yêu Biết điều khi yếu thế Lo việc nhà chớ kể Ân nghĩa chớ đếm đong Người phúc lộc nhờ nguồn Sống bất nghĩa tai ương Sống bất lương tù ngục Phải cầu xin là nhục Phải khuất phục là hèn Hay đố kị nhỏ nhen Hay ép trèn độc ác Lắm gian truân càng sáng Nhiều hoạn nạn càng tinh Với mình phải nghiêmminh Với chúng sinh thân ái Đang thắng phòng khi bại Gặt hái phòng mất mùa Thói quen thường khó chừa Say sưa thường khó tỉnh Sống ỉ lại ăn sẵn Dễ bạc phân tán mình Sống dựa dẫm ngu đần Sống bất cần phá sản Hay đua đòi hoạn nạn Quá nể bạn tai ương Gia đình trọng yêu thương Sống nhịn nhường hỉ hả Thiếu tình thương man trá Gắn vàng đá cũng tan Biết dạy dỗ con ngoan Chịu bảo ban con giỏi Tinh khôn nhờ học hỏi Cứng cỏi nhờ luyện rèn Sống vì nhau dễ bền Sống vì tiền đổ vỡ Rèn con từ mới nở Khuyên vợ lúc mới về Muốn hiểu cần lắng nghe Khốn nạn quên mẹ cha Tốt đẹp hãy bày ra Xấu xa nên đậy lại Có ích thì tồn tại Có hại thì diệt vong Nhiều tham vọng long đong Lắm ước mong lận đận Hay vội vàng hối hận Quá cẩn thận lỗi thời Biết được người là sáng Hiểu được bạn là khôn Khiêm tốn là tự tôn Kiêu căng là tự sát Hứa trước thì khó đạt Hèn nhát thì khó thành Thù hận bởi lợi danh Tranh giành vì chức vị Giàu sang hay đố kị Tài trí sinh ghét ghen Tham giàu thì cuồng điên Tham quyền thì độc ác Vì tiền thì dễ bạc Vì tình nghĩa bền lâu Người hiểu nói trọn câu Người dốt tâu phách lối Có quyền thì hám lợi Có tội thường xum xoe Khờ dại hay bị lừa Nó bừa hay vạ miệng Đa ngôn thì tai tiếng Ngậm miệng dễ được tin Hám lợi hay cầu xin Hám quyền hay xu nịnh Thật thà hay oan trái Thẳng thắn hay bị hại Thông thái hay bị ngờ Chiều con quá con hư Tiền của dư con hỏng Giàu mạnh thường thao túng Nghèo vụng dễ theo đuôi Người tài giỏi khó chơi Kẻ trây lười khó bảo Thành tâm thì đắc đạo Mạnh bạo việc dễ thành Quân tử thì trọng danh Tiểu nhân thì trọng lợi Bất tài hay đòi hỏi Lộc lõi khó khiêm nhường Tình nghĩa thường khó quên Nợ nhân duyên khó trả Khó thuần phục kẻ sĩ Khó phòng bị tướng tài Biết chấp nhận thảnh thơi Hay hận đời đau khổ Của quý thì khó giữ Con cầu tự khó nuôi Nhà dư của hiếm hoi Nhà lắm người bạc cạn Khó gần người quá sạch Vắng khách tại quá nghèo Dễ nổi danh kị hiền Dễ kiếm tiền khó giữ Kiếp người là duyên nợ Lành vỡ lẽ thường tình Bại thành từ lực trí Thời gian đừng uổng phí Biết suy nghĩ sâu xa.