Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

đề cương miễn dịch - ta

Đề cương ôn tập Miễn Dịch
    Câu 1: Khái niệm về miễn dịch:
- Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của một cơ thể không mắc phải tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như: vi sinh vật, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác. Trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.
- Miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra
và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể.
    Câu 2: Miễn dịch tiếp thu phân
*Miễn dịch tiếp thu: Là loại miễn dịch thu được trong quá trình sống sau khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh qua khỏi hoặc sau khi được tiêm vacxin, huyết thanh miễn dịch.
*Phân loại:
- Miễn dịch tiếp thu chủ động
- Miễn dịch tiếp thu bị động
*Miễn dịch tiếp thu chủ động nhân tạo:
- Là loại miễn dịch cơ thể có được do con người chủ động đưa vacxin vào cơ thể để cơ thể chủ động tạo ra miễn dịch.
- Đây là hình thức "tập dượt" cho cơ thể để cơ thể có sức chống đỡ lại yếu tố gây bệnh khi chúng xâm nhập.
- Ứng dụng: Dùng vacxin phòng bệnh cho người, gia súc. Đây là biện pháp căn bản nhất, chủ động nhất để khống chế tiến tới thanh toán bệnh truyền nhiễm.
    Câu 3: Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu, vai trò của hàng rào vật lý:
- Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu là khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại tác động có hại của bất kì một tác nhân gây hại nào.
*Vai trò của hàng rào vật lý:
- Da và niêm mạc có tác dụng ngăn cách cơ thể với môi trường xung quanh. Mọi yếu tố gây bệnh muốn vào được cơ thể phải vượt qua nó.
- Da lành lặn ngăn cản hầu hết các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Da gồm nhiều lớp tế bào, đặc biệt lớp ngoài cùng được sừng hoá nên là một bức tường cản trở về mặt cơ học khá vững chắc.
- Niêm mạc chỉ có một lớp tế bào nhưng là một tổ chức chống đỡ miễn dịch phức tạp và có hiệu quả nhất vì niêm mạc có tính đàn hồi cao, được bao phủ bởi một lớp chất nhầy do các tuyến dưới niêm mạc tiết ra, tạo ra một màng bảo vệ làm cho vi sinh vật và các chất lạ không trực tiếp bám vào được tế bào do đó chúng không thể xâm nhập được vào bên trong.
    Câu 4: Định nghĩa, các đặc tính của kháng nguyên:
*Định nghĩa:
- Kháng nguyên là những chất khi có mặt trong cơ thể động vật có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch và sau đó kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của đáp ứng này. Kháng nguyên là những chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết một cách đặc hiệu.
*Các đặc tính của kháng nguyên:
- Tính sinh miễn dịch:
+ Là khả năng một kháng nguyên có thể kích thích cơ thể tạo ra một đáp ứng miễn dịch, đáp ứng này có thể là tế bào hay dịch thể, dương tính hoặc âm tính. Đáp ứng miễn dịch này có thể mạnh hay yếu phụ thuộc vào tính kháng nguyên và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
+ Tính kháng nguyên của một chất mạnh hay yếu lại phụ thuộc vào tính lạ của kháng nguyên và cấu trúc kháng nguyên.
- Tính đặc hiệu:
+ Là đặc tính mà kháng nguyên ấy chỉ được nhận biết bởi đáp ứng miễn dịch do nó gây ra chứ không phải đáp ứng miễn dịch của một kháng nguyên khác.
+ Phản ứng chéo là phản ứng xảy ra khi 2 kháng nguyên có nguồn gốc khác nhau nhưng lại có phản ứng với cùng một kháng thể. Trường hợp ngoại lệ là do kháng nguyên có cấu trúc giống hệt hoặc tương tự nhau.
- Tính gây dị ứng: một số kháng nguyên dễ gây sản xuất lớp kháng thể IgE, đáp ứng miễn dịch chuyển thẳng từ sản xuất lớp IgM sang IgE gây dị ứng.
- Tính gây dung nạp: Một số kháng nguyên dễ tạo ra tình trạng dung nạp miễn dịch hơn kháng nguyên khác. Tính gây dung nạp cũng phụ thuộc vào cơ địa của cơ thể.
    Câu 5: Cấu trúc, chức năng của tuyến ức, túi Fabricius.
*Tuyến ức:
- Cấu trúc: Tuyến ức gồm 2 thuỳ, mỗi thuỳ lại chia thành những tiểu thuỳ bởi các vách ngoài. Mỗi tiểu thuỳ lại gồm 2 vùng: Vùng vỏ ở ngoài và vùng tuỷ ở trung tâm.
+ Vùng vỏ ngoài: gồm 2 loại tế bào liên kết hình sao gọi là tế bào biểu mô tuyến ức và tế bào lympho chưa chín chiếm tới 90% tổng số tế bào lympho trong tuyến ức. Các tế bào này luôn từ tuỷ xương di tản đến, chúng không có cấu trúc như từ hạch lympho và phân chia rất mạnh làm thay đổi các khối tế bào lymopho bên trong tuyến ức.
+ Vùng tuỷ: có các tế bào biểu mô đứng riêng hay tụ lại thành đám như hình củ hành gọi là tiểu thể Hassal đặc thù của tuyến ức mà đến nay người ta chưa biết rõ hết các chức năng, số lượng tế bào lympho chỉ chiếm khoảng 10% là những tế bào lympho chín, phân tán rồi chuẩn bị rời khỏi tuyến ức.
- Chức năng:
+ Chức năng tạo lympho:
+ Chức năng nội tiết: Tuyến ức tiết ra hocmon thymosin a1, thymosin b4, thymulin, thymopoietin các hocmon này tham gia vào quá trình kích thích tạo lympho và quá trình biệt hóa của lympho T.
+ Chức năng miễn dịch:
- Tuyến ức là cơ quan có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể, là nơi diễn ra quá trình phát triển, biệt hóa chọn lọc tế bào lympho T. Do tác động của các yếu tố hòa tan mà tế bào biểu mô tuyến ức tiết ra như thymulin, thymosin a1, thymosin b4.
*Túi Fabricius:
- Cấu trúc: Bursa Fabricius có cuống thông với trực tràng giống như ruột thừa liên hệ với manh tràng, niêm mạc của túi ngăn túi ra làm nhiều nếp cách nhau bằng một tổ chức liên kết tạo nên các nang chứa lympho, mỗi nang lympho  đều có 2 vùng:
+ Vùng tủy bao gồm các tế bào lympho nhỏ, có mật độ tế bào thưa.
+ Vùng vỏ có các tế bào lympho lớn và trung bình.
- Chức năng: Túi Fabricius là nơi diễn ra quá trình biệt hóa của một dòng tế bào lympho gọi là tế bào lympho B. Các nguyên bào lympho từ tủy xương d tản tới sẽ được việt hóa thành tế bào lympho chín với sự xuất hiện của các dấu ấn màng trên bề mặt như Mig, CD19, CD20, MHC lớp 2.
    Câu 6: Cấu trúc, chức năng của hạch lympho, mô lympho niêm mạc, lách:
*Hạch lympho:
- Cấu trúc: Hạch lympho có hình hạt đậu hoặc hình tròn có đường kính từ 1 - 25 mm được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ liên kết, bên trong chứa các tế bào lympho. Mặt ngoài của hạch có các mạch bạch huyết dẫn tới, ở rốn hạch có các mạch bạch huyết rời đi.
+ Mạch bạch huyết tới:
+ Vùng vỏ nông: là nơi tập trung các tế bào lympho B, phân bố rất dày, nằm sát nhau tạo ra các nang lympho gọi là nang nguyên phát, ở vùng này cũng có chứa một ít tế bào lympho T và tế bào có tua.
+ Vùng vỏ sâu: nằm ở khoảng giữa của hạch bao gồm tế bào lympho T, đại thực bào tạo thành vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch, ở đây cũng có mặt những tế bào tua nằm xen kẽ.
+ Vùng tủy: đây là một khu vực có sự phân bố lẫn lộn của các tế bào lympho B, T, tương bào và đại thực bào. Các tế bào thường đứng với nhau thành hàng gọi là dây nang, các dây nang được phân cách với nhau bởi các xoang bạch huyết vùng tủy.
- Chức năng:
+ Là một trong những điểm cư trú của các tế bào lympho T và B chín.
+ Nhận các kháng nguyên từ mạch bạch huyết tới.
+ Là nơi tiếp xúc của kháng nguyên với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch gây ra quá trình đáp ứng miễn dịch.
+ Là nơi sản xuất các kháng thể đặc hiệu, kháng thể sau khi được sản xuất sẽ theo dịch bạch huyết rời hạch, vào máu đi khắp cơ thể.
*Lách:
- Cấu trúc: Lách khi mổ ra có mầu nâu xẫm với những phần trắng rải rác gọi là các thể malphigi. Lách gồm 2 loại mô.
+ Tủy đỏ: Chiếm 4/5 khối lượng lách cấu tạo gồm nhiều xoang tĩnh mạch, trong đó chứa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các tế bào lympho.
+ Tủy trắng: Cấu tạo bởi các tế bào lympho và nhiều tiểu động mạch xen kẽ. Các tế bào lympho được chia làm 2 vùng:
1.Vùng phụ thuộc tuyến ức: Chứa các tế bào lympho T, sắp xếp dọc theo mặt ngoài các tiểu động mạch hình thành những ống tế bào T.
2.Vùng không phụ thuộc tuyến ức: Cấu tạo bởi các nang chứa tế bào lympho B tiên phát giống hệt nang tiên phát ở hạch.
+ Khu vực trung gian giữa tủy đỏ và tủy trắng là khu vực trao đổi, tại khu vực này, các tế bào lympho từ tuần hoàn máu đưa tới, có thể rời khỏi tĩnh mạch để xâm nhập vào các tổ chức lympho.
- Chức năng:
+ Thanh lọc máu.
+ Là một trong những điểm cư trú của tế bào lympho T và B.
+ Nhận kháng nguyên vào cơ thể từ đường tĩnh mạch.
+ Là nơi tiếp xúc của kháng nguyên với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch để sản xuất kháng thể.
*Mô lympho niêm mạc:
- Là các mô lympho không có vỏ liên kết bao bọc, nằm rải rác ở niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu và sinh dục.
- Mô lympho niêm mạc được phân làm 2 loại:
+ Mô lympho niêm mạc tập trung: các tế bào lympho tạo thành nang lympho dưới niêm mạc, mỗi nang có một trung tâm mầm sáng gồm có các tế bào lympho B có chứa các phân tử IgA bề mặt, các tế bào trình diện kháng nguyên, xung quanh có tế bào lympho TCD4, đại thực bào nằm rải rác. Những tế bào TCD4 và đại thực bào còn được phân bố dày đặc ở phần đỉnh của mầm sáng, giáp với niêm mạc vùng này còn có một số tế bào biểu mô thay đổi hình thái, không có nhung mao để làm nhiệm vụ vận chuyển kháng nguyên đi qua.
+ Mô lympho niêm mạc phân tán: Đó là các tế bào lympho B, T và tương bào tiết IgA nằm rải rác dưới niêm mạc và trong gian bào của toàn bộ niêm mạc. Đây là chỗ tiết ra IgA mạnh nhất và nhiều nhất. Các phân tử IgA được tiết vào trong màng nhày niêm mạc có vai trò bảo vệ, chống lại các vi sinh vật trên tế bào niêm mạc.
- Mô lympho niêm mạc có vai trò lớn trong việc bảo vệ cơ thể với chức năng miễn dịch cục bộ đặc biệt là nhờ vai trò của lớp kháng thể IgA tiết.
    Câu 7: Tế bào lympho T, dấu ấn phân biệt, chức năng:
*Khái niệm: những nguyên bào lympho di tản từ tủy xương xuống tuyến ức, được phân triển, biệt hóa và chịu sự kiểm soát của tuyến ức, gọi là tế bào lympho phụ thuộc tuyến ức hay tế bào lympho T.
*Dấu ấn phân biệt: trên các tế bào có thẩm quyền miễn dịch có những phân tử xuất hiện tùy theo thời kỳ phát triển, biệt hóa của chúng, được gọi là cụm biệt hóa hay dấu ấn phân biệt CD hoặc kháng nguyên bề mặt.
- CD2: có mặt ở mọi tế bào lympho T chín và chưa chín đó là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 50KD là phân tử bám dính với một receptor có trên đại thực bào, chính CD này làm tế bào T và đại thực bào có thể liên kết với nhau trong quá trình giới thiệu kháng nguyên.
- CD3: gồm 4 chuỗi protein liên kết với TCR, có mặt ở mọi tế bào lympho T chín, có vai trò tiếp xúc với kháng nguyên nằm trên phân tử MHC của tế bào trình diện kháng nguyên tương ứng và truyền đạt tín hiệu kháng nguyên vào trong nguyên sinh chất của tế bào lympho T.
- CD4: là một chuỗi peptit nằm bên ngoài tế bào, đặc trưng cho quần thể dưới nhóm của tế bào lympho T hỗ trợ. Đây là yếu tố chính để tế bào lympho Th nhận biết và kết hợp với các phân tử MHC lớp II trong quá trình tiếp xúc và thu nhận  thông tin kháng nguyên từ tế bào APC.
*Chức năng:
- Chức năng nhận biết kháng nguyên: Do tế bào lympho Th và Tc đảm nhận: Đa số các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể được tế bào lympho Th và Tc nhận biết khi chúng được trình diện bởi các tế bào APC trong khuôn khổ kết hợp với phân tử MHC (với những kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức). Còn những kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức được tế bào lympho B nhận diện và hoạt hoá trực tiếp tế bào lympho B.
- Chức năng hỗ trợ miễn dịch: Do tế bào lympho Th có dấu ấn CD4+ đảm nhận.
+ Tế bào TCD4+ nhận biết kháng nguyên chỉ khi kháng nguyên được trình bày trong khuôn khổ của các MHC lớp II. Sau khi nhận được thông tin kháng nguyên, chúng được hoạt hóa tiết ra các yếu tố miễn dịch hòa tan, đó là các cytokin các yếu tố này có vai trò thông tin, kích thích các tế bào khác tham gia đáp ứng miễn dịch.
- Chức năng loại trừ kháng nguyên: Do nhóm tế bào TCD8 đảm nhận.
+ TCD8 chỉ nhận biết kháng nguyên khi kháng nguyên kết hợp với các phân tử MHC lớp I. Khi tiếp nhận thông tin kháng nguyên, TCD8 mẫm cảm và trở thành kháng thể tế bào có nhiệm vụ ly giải các tế bào có biểu hiện kháng nguyên lạ, đó là những tế bào nhiễm virus, vi khuẩn nội bào và các tế bào ung thư.
- Tiết lymphokin: các tế bào lympho T tiết ra các Interleukin làm cho các tế bào lympho T có tác động quan trọng đến phản ứng viêm.
+ Yếu tố TNF là yếu tố gây hoại tử khối u.
+ Yếu tố hoạt hóa đại thực bào.
-  Chức năng điều hòa miễn dịch: do nhóm tế bào lympho T ức chế đảm nhận. Ts giữ cho đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể diễn ra ở mức cần thiết tránh phản ứng có hại. Kìm hãm dòng tế bào lympho Th chống lại các kháng nguyên là các peptit của bản thân, nhờ đó ở cơ thể bình thường không có đáp ứng miễn dịch tự miễn.
- Chức năng nhớ miễn dịch:
    Câu 8: Lympho B, sự phân triển, biệt hóa, chức năng:
*Khái niệm: Một quần thể tế bào lympho mà hoạt động của chúng phụ thuộc bào túi Fabricius hoặc các cơ quan tương đương được gọi là quần thể lympho B.
*Quá trình biệt hóa:
- Giai đoạn biệt hóa ban đầu: Từ tế bào gốc chuyển sang dòng tế bào lympho B chín qua các bước sau: + Từ tế bào gốc sang tế bào tiền lympho B: xuất hiện các dấu ấn CD19, CD20 và có mặt phân tử MHC lớp II, dấu ấn CD10 chỉ xuất hiện tạm thời.
+ Từ tế bào tiền lympho B sang tế bào lympho B chín xuất hiện các dấu ấn CD19, CD20 và biểu hiện SIg trên màng với nồng độ thấp.
     Tế bào lympho B chín rời túi Fabricius chuyển vào trong tuần hoàn máu và được phân bố tại các vùng không phụ thuộc tuyến ức của các cơ quan lympho ngoại vi. Trong quá trình biệt hóa, khi tế bào lympho B chín, trên bề mặt tế bào mới xuất hiện Sig với các lớp SIgM, SIgD một số nhỏ có SIgG và SIgA mỗi tế bào lympho B chín có từ 0,5 - 1,5 x 105 phân tử SIg chúng có vai trò là thụ thể tiếp nhận kháng nguyên của lympho B. Quá trình biệt hóa trên, không cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên cũng như sự hỗ trợ của tế bào lympho T.
- Giai đoạn hoạt hóa: Giai đoạn này đòi hỏi phải có sự hoạt hóa bởi kháng nguyên, sự hỗ trợ của tế bào lympho T, tế bào lympho B chín chuyển thành tương bào tiết kháng thể dịch thể đặc hiệu. Đặc trưng của giai đoạn này là tế bào lympho B chín mất dần các SIg và tổng hợp nhanh các Ig để tiết ra ngoài.
*Chức năng:
- Chức năng chủ yếu của quần thể lympho B là sản xuất kháng thể dịch thể đặc hiệu với biểu hiện chủ yếu là tiết IgM trong đáp ứng miễn dịch tiền phát và IgG trong đáp ứng miễn dịch thứ phát.
- Ngoài ra một chức năng khác của tế bào lympho B là tế bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho Th.
    Câu 9: Lớp kháng thể đặc hiệu IgM và IgG:
*IgG:
- Lớp IgG chiếm số lư­ợng lớn trong tổng số Ig. Ở ng­ười nó chiếm đến 80%. Phần lớn kháng thể l­ưu động thuộc lớp này. IgG có trọng lu­ợng phần tử 150.000, hằng số lắng 7S, căn cứ vào sự khác biệt tính kháng nguyên của mảnh Fc, lớp IgG đ­ợc chia làm 4 lớp: IgG1 – IgG4.
- Cấu trúc IgG: Gồm 2 chuỗi nặng gamma và 2 chuỗi nhẹ lamda hoặc kappa.
Đặc tính sinh học:
- Hoạt hoá bổ thể theo con đ­ường cổ điển
- Có thụ thể dành cho phần Fc trên bề mặt tế bào đại thực bào, bạch cầu trung tính.
- IgG1 – IgG4 có thụ thể dành cho Fc trên bề mặt bạch cầu ái kiềm, mastocyte (trừ IgG2)
- Có khả năng vư­ợt qua nhau thai để vào máu thai nhi.
- Là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát.
- Kháng thể IgG sinh sau lớp IgM nên gọi là lớp kháng thể muộn.
- Là lớp IgG độc quyền kháng độc tố.
*IgM:
- Chiếm 5 - 10% trong tổng số Ig của huyết thanh.
- Là lớp có trọng l­ợng phân tử lớn nhất: 900.000
- Hằng số lắng: 19S
- Về cấu trúc: IgM do 5 đơn vị cơ bản tạo thành, như­ một hình sao 5 cánh (gồm 10 chuỗi nặng  Muy và 10 chuỗi nhẹ lamda hoặc kappa). 5 đơn vị nối với nhau bởi chuỗi J. Chuỗi J có trọng lượng phân tử: 20.000 gồm 118 - 125 a.a, có 7 - 8 gốc cacbuahydro. Chuỗi J có tính KN, trong phân tử IgM nó bị che lấp, khi IgM bị biến đổi các quyết định KN mới đư­ợc hở ra.
- IgM có khả năng kết hợp thuận lợi với KN do có 10 mảnh Fab chìa ra 5 phía. Có khả năng hoạt hoá bổ thể mạnh nhất và là lớp KT xuất hiện đầu tiên sau khi có kích thích của KN. Sau đó IgG sẽ thay thế, thời gian tồn tại của IgM th­ường ngắn 5 - 6 ngày. Nh­ưng có trư­ờng hợp tồn tại lâu trong trường hợp Kháng nguyên là  gluxit, hoặc loại kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức.
- LPS  hoạt hoá đại thực bào => là thực bào hoàn chỉnh.
- LPS tăng phân bào lympho B => tăng t­ương bào => tăng tiết KT dịch thể.
    Câu 10: Cơ chế của sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể dịch thể đặc hiệu:
- Khi kháng nguyên tiếp xúc với kháng thể dịch thể đặc hiệu tương ứng thì phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể sẽ xảy ra một cách đặc hiệu. Cụ thể Epitop sẽ kết hợp chính xác với Paratop và còn nhờ các lực liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể:
+ Lực hút tĩnh điện: Giữa một nhóm chức mang điện của Paratop với một nhóm chức mang điện khác dấu của Epitop.
+ Lực của cầu nối Hydro: Lực tạo ra giữa nguyên tử Hydro với O-, N
+ Lực Vander Walls: Lực liên kết giữa các phân tử với nhau
- Sự kết hợp giữa kháng nguyên - kháng thể phải được thực hiện trong một điều kiện nhất định: nhiệt độ, pH thích hợp và môi trường có chất điện giải.
- Kết quả của phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quan sát được bằng mắt thường hoặc bằng kính hiển vi
    Câu 11: Đáp ứng miễn dịch và các giai đoạn:
*Khái niệm: Khi một kháng nguyên xâm nhập đã kích thích cơ thể huy động hệ thống miễn dịch của mình để phản ứng lại. Đó là một quá trình phức tạp, chịu sự chỉ đạo của hệ thống thần kinh trung ương, sự tham gia của các cơ quan và các tế bào miễn dịch. Phản ứng đặc biệt này được gọi là quá trình đáp ứng miễn dịch.
*Các giai đoạn của quá trình đáp ứng miễn dịch:
- Giai đoạn 1:
+ Là giai đoạn phát sinh, phát triển và thuần thục của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Trong giai đoạn này, đồng thời với sự hoàn thiện của các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch, các tế bào nguồn từ tủy xương được sinh ra sẽ phát triển thành nguyên bào máu, nguyên đại thực bào và nguyên bào lympho.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn nhận diện kháng nguyên
+ Khi kháng nguyên xuất hiện trong cơ thể, sẽ gặp từ phía cơ thể sức đề kháng gọi là đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Trong phản ứng bảo vệ này đại thực bào đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Kháng nguyên kích thích đại thực bào làm nhiệm vụ thực bào và giáng hóa một kháng nguyên có cấu trúc phức tạp thành những peptit nhỏ có chứa nhóm quy định kháng nguyên rồi giới thiệu lên bề mặt để các tế bào có thẩm quyền miễn dịch có thể nhận biết được.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cảm ứng
+ Trong giai đoạn này, sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch được hoạt hóa tiết cytokine tương tác lẫn nhau và phân triển, biệt hóa tạo ra các lympho mẫn cảm (kháng thể tế bào), các tế bào tiết kháng thể dịch thể (plasma) và các dòng tế bào ký ức miễn dịch (memory cell)
- Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc:
     Thời kỳ này kể từ khi các tế bào lympho đã được mẫn cảm sản xuất ra kháng và kháng thể này kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu dẫn đến viêm tiêu diệt kháng nguyên ấy khi nó xâm nhập lần sau. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định kết quả của quá trình đáp ứng miễn dịch, có hai khả năng xảy ra:
+ Nếu phản ứng kháng nguyên + kháng thể có tác dụng loại trừ yếu tố gây bệnh, bảo vệ cơ thể, không gây độc. Đó là sự kết thúc miễn dịch bằng trạng thái sinh lý hay còn gọi là miễn dịch sinh lý.
+ Nếu phản ứng kháng nguyên + kháng thể cũng có tác dụng loại trừ yếu tố gây bệnh nhưng không có lợi cho cơ thể, gây độc tế bào và gây ra các tác động bệnh lý cục bộ hoặc toàn thân. Quá trình này được gọi là miễn dịch bệnh lý thường xảy ra trong trường hợp kháng thể tế bào kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu.
    Câu 12: Vắc xin, đặc tính cơ bản của vắc xin:
*Khái niệm: Vắc xin là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên có thể tạo cho cơ thể một đáp ứng miễn dịch và được dùng với mục đích phòng bệnh hoặc với mục đích khác.
*Các đặc tính cơ bản của vắc xin:
- Tính mẫn cảm:
+ Là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc tế bào hay cả hai.
+ Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào kháng nguyên và cơ thể nhận kích thích.
+ Phụ thuộc vào tính lạ của kháng nguyên, con đường đưa kháng nguyên và cơ địa của mỗi cơ thể động vật.
- Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể:
+ Một vắc xin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể.
+ Yếu tố gây bệnh có thể có nhiều epitop khác nhau.
+ Epitop quá nhỏ (Hapten) không có tính sinh kháng thể, muốn chúng sinh kháng thể cần đổi chúng thành có tính kháng nguyên bằng cách kết hợp chúng với một protein mang tải vô hại.
- Tính hiệu lực:
+ Là khả năng bảo hộ động vật sau khi được sử dụng vắc xin.
+ Một vắc xin đưa vào cơ thể, nhiều kháng thể được tạo ra nhưng không phải loại nào cũng có hiệu lực tức là tiêu diệt được nhiều yếu tốt gây bệnh.
+ Do yếu tố gây bệnh có nhiều epitop khác nhau nên trong bào chế vắc xin trước tiên phải làm sao cho đáp ứng miễn dịch chống lại những epitop thiết yếu.
+ Trong nghiên cứu sản xuất vắc xin hiện nay người ta cố gắng phân lập những kháng nguyên hay epitop thiết yếu để làm cho vắc xin được thuần khiết và tiến tới có thể tổng hợp được chúng.
- Tính an toàn: đây là đặc tính rất quan trọng:
+ Sau sản xuất vắc xin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra về vô trùng, thuần khiết và vô độc:
Vô trùng: không được nhiễm các vsv khác.
Thuần khiết: không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra các phản ứng phụ.
Vô độc: liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc.
+ Vắc xin phải được thử tính an toàn trong phòng thí nghiệm, thực địa, ở quy mô nhỏ và đại trà.
+ Tần suất, mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ nếu có phải được xác định trước khi được đem ra dùng chung nhưng vẫn phải được theo dõi cẩn thận.
    Câu 13: Vắc xin thế hệ mới.
*Khái niệm: vắc xin được gọi là vắc xin thế hệ mới phải là thành phẩm của một quy trình có sự can thiệp, sử dụng, thao tác của công nghệ gen.
*Nguyên lý:
- Trong một loại vắc xin, yếu tố quyết định tính sinh miễn dịch chính là phần protein đặc biệt có trên bề mặt của vsv gây bệnh.
- Thành phần của protein này được gọi là kháng nguyên và do 1 hay 1 số gen có trong hệ gen của vsv gây bệnh quyết định tổng hợp nên.
- Những gen chịu trách nhiệm tổng hợp protein kháng nguyên được gọi là gen kháng nguyên.
- Nếu tách gen kháng nguyên khỏi vật liệu di truyền của vsv và ghép vào 1 hệ thống plasmid vevtor thích ứng thì gen kháng nguyên này vẫn hoạt động bình thường và phân tử protein kháng nguyên được tổng hợp ra vẫn có thể có tính sinh miễn dịch.
- Chế phẩm protein kháng nguyên được tạo ra bằng công nghệ gen như thế gọi là vắc xin thế hệ mới.
*Phân loại: vắc xin thế hệ mới có nhiều loại, căn cứ vào nguồn kháng nguyên nhân lên được hay không nhân lên trong cơ thể động vật người ta chia kháng nguyên thế hệ mới làm 2 dạng:
- Vắc xin có kháng nguyên sống được nhân lên:
+ Vắc xin tái tổ hợp có vector dẫn truyền.
+ Vắc xin ADN
+ Vắc xin xóa gen độc
- Vắc xin có kháng nguyên không nhân lên:
+ Vắc xin chứa kháng nguyên là protein sản xuất bằng kỹ thuật gen.
+ Vắc xin ăn được
+ Vắc xin peptit tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét