Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN RA CHO CÁCH MẠNG THÁNG 8 (1939 - 1945)

CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN RA CHO CÁCH MẠNG THÁNG 8 (1939 - 1945)



CM muốn thắng lợi cần phải được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Từ nhận thức đúng đắn đó ĐCSVN do NAQ lãnh đạo đã chuẩn bị mọi điều kiện để tổng k/n khi có thời cơ. Sự chuẩn bị của Đảng ta cho CMT8 ntn?

a. Chuẩn bị về chủ trương, đường lối: Đó là chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng qua các HN TW 6, 7, 8.
- Căn cứ vào sự tay đổi tình hình thế giới và trong nứơc, ĐCSĐD chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Nội dung cơ bản của sự chuyển hướng đó là:
+ Đặt vấn đề gphóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của ndân ĐD. Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ và Việt gian phản động, chia lại ruộng công, giảm tô, đặt vấn đề KN vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt tiến tới 1 cuộc k/n vũ trang khi có điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm.
+ Tập hợp mọi lực lượng tiêu biểu để thành lập mtrận chung, lấy tên là "Mtrận dân tộc thống nhất phản đế ĐD" (11/1939) sau là VN độc lập đồng minh (5/1941).
+ Phát động qchúng nổi dậy đtranh dưới những hình thức fù hợp với tình hình mới.
+ CMVN phải đ/kết và quan hệ mật thiết với CM thế giới. Chủ trương chỉ đạo chiến lược CM của Đảng qua các HN TW 6,7,8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của CM. Có ý nghĩa q/định đối với sự thành công của CM.

b. Chuẩn bị về lực lượng CM:
- CM muốn thành công ngoài việc vạch ra đường lối đúng đắn còn phải tổ chức lực lượng thực hiện, chuẩn bị lực lượng CM bao gồm: lực lượng c/trị của qchúng và l/ lượng vũ trang ndân.
* Xây dựng l/lượng ctrị:
- Để có l/lượng ctrị Đảng chủ trương thành lập mặt trận VM bao gồm các tổ chức q/chúng có tên chung là "Hội Cứu quốc" 25/10/41. VM đã công bố tuyên ngôn, ctrình và điều lệ chính thức gồm 44 điều. Sau được đúc kết thành 10 c/sách của m/trận V/minh. Với cương lĩnh 10 điểm vừa ích nước vừa lợi dân V/minh đã nhanh chóng trở thành nơi tập trung khối đại đoàn kết toàn dân, đứng lên cứu nước, cứu nhà.
- ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền trung và 2 thành phố lớn. Hà Nội và Hphòng các Hội cứu quốc được thành lập, trong đó Cao Bằng được coi là nơi thực hiện thí điểm cuộc vận động thành lập "Hội cứu quốc" trong m/trận Vminh.
- Năm 1942 hầu khắp các xã, tổng, châu ở CBằng đều có "Hội cứu quốc" trong đó có 3/9 châu hoàn toàn. Các VM thành lập đều do bầu cử dân chủ từ dưới lên.
- T11/1942 Đại hội Đại biểu VM CBằng họp và bầu ra BCH V/minh tỉnh.
- 1943 UBVM Cao bằng lại ra đời, các đoàn thể cứu nước trong mặt trận VM nhanh chóng mở rộng thông qua tổng bộ VM Đảng đã phổ biến chủ trương c/sách của mình đến q/ chúng.
- VM là cầu nối giưa Đảng với q/chúng với VM tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dân, là lực lượng c/trị hùng hậu của CM.

* Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Cùng với xây dựng lực lượng c/trị của q/chúng, l/lượng đoàn kết toàn dân, Đảng chủ trương xây dựng l2 vũ trang. Coi đây là l2 không thể thiếu trong khởi nghĩa vũ trang dành chính quyền.
+ Tại BSơn - Vũ Nhai: sau khởi nghĩa BS thất bại (cuối 1940) Đảng chủ trương duy trì , bồi dưỡng đội du kích BS để làm vốn quân sự đầu tiên cho CM, nhờ đso đội du kích BS dần lớn mạnh năm 1941 trở thành trung đội cứu quốc quân. Cứu quốc quân phân tán thành nhiều bộ phận để hoạt động, đi sâu vào vận động q/ chúng, gây dựng cơ sở tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, LSơn.
+ Tại CBằng: trên cơ sở những tổ chức c/trị của q/chúng được xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang n/dân ra đời. Cuối 1941 chủ trương xây dựng các đội tự vệ chiến đấu ở CBằng. Để chuẩn bị cho việc x/dựng l2 vũ trang n/dân và thúc đẩy cơ sở c/trị quân sự.
- 22/12/1944 thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh Đội VMinh họp và quyết định hợp nhất các lực lượng vũ trang trên cả nước. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc kỳ Tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ chức thành lập. Hình thức hoạt động của hội là vũ trang tuyên truyền. Nghĩa là kết hợp Đ/tranh C/trị với Đ/tranh quân sự, coi trọng C/tác T/truyền là chính. Vừa mới ra đời đã đánh thắng liên tiếp 2 trận lớn giệt 2 đồn Phay khắt và Nà Ngần. T4/1945 hội nghị quân sự bắc kỳ họp, 15/5/1945 lễ hợp nhất các trung đội cứu quốc quân với VN tuyên truyên giải phóng quân được tiến hành, thành "VN giải phóng quân".
=> Dựa vào L/lượng C/trị và vũ trang Đảng đã phát động 2 hình thức đấu tranh: Đ/tranh C/trị và Đ/tranh vũ trang, kết hợp với 2 hình thức ấy để tiền hành tổng khởi nghĩa.

c) XD căn cứ địa CM:
- Trong việc XD và tổ chức L/lượng CM chuẩn bị khởi nghĩa Đằng và Nguyễn Aí Quốc quan tâm đến việc xây dựng căn cứ địa CM. Từ thực tế phong trào CM 30 - 31 , 36 - 39 Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm đó là sự cần thiết có những địa bàn thuận lợi đảm bảo sự an toàn cho các tổ chức CM, các cơ quan lãnh đạo hoạt động, giữ vững và phát triển liên tục. Căn cứ địa còn là nơi cung cấp sức người, sức của cho CM… với nhận thức đúng đắn đó ngay từ khi mới về nước NAQ đã chú trọng đến công tác xây dựng căn cứ địa CM. Đảng và NAQ chủ trương chọn các tỉnh miền núi (Cao bắng, bắc cạn, Lạng sơn, Thái nguyên, Tuyên quang, Hà giang) chủ chương xây dựng căn cứ địa Bắc sơn - Vũ nhai, từ đó căn cứ địa đã dần mở rộng ra nhiều nơi ra các tỉnh thuộc Bắc cạn, Lạng sơn.
- T8/1943 căn cứ Bắc sơn - Vũ nhai và Caobằng được nối liền, tiếp đó Bác Hồ còn chỉ thị "Nam tiến" để mở rộng dần căn cứ địa xuống các tỉnh miền xuôi. Đến T6/1945 khu giải phóng Việt băc ra đời bao gồm: Cao, Bắc, Lạng, Hà, Tuyên, Thái. 10 C/sách của Việt minh đã được áp dụng rộng rãi. Khu giải phóng Việt bắc đã trở thành chỗ dựa vững chắc và là căn cứ địa CM cho cả nước.

đ) Tập dượt quần chúng đấu tranh:
- CM là sự nghiệp của quần chúng nhưng không phải ở đâu, bất cứ lúc nào quần chúng cũng làm CM và giành được thắng lợi. Muốn làm CM quần chúng phải được giáo dục, tổ chức, giác ngộ, tập dượt đấu tranh, có như vậy L/lượng quần chúng mới biến thành sức mạnh. Nhận thức rõ vấn đề này, ngay từ khi mới thành lập Đảng luôn kiên trì, vận động tổ chức quần chúng.
- Từ phong trào CM 30 - 31 đến cuộc vận động dân chủ 36 - 39 hàng triệu quần chúng đã được huy động, rèn luyện. Trong thời kỳ 39 - 45 quần chúng tiếp tục được tổ chức và rèn luyện đấu tranh, trong đó cao trào kháng Nhật cứu nước được coi là lần tập dượt cuối cùng cho tổng khởi nghĩa.
- Ngay đêm 09/3/1945 khi NHật đảo chính hất cẳng Pháp. Ban thường vụ TW Đảng họp và ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động 1 cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ trong cả nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, quần chúng khắp nơi trong cả nước nổi dạy đấu tranh. ở các đô thị lớn, các cuộc mít tinh biểu tình chống Nhật liên tiếp nổ ra, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. ở các vùng nông thôn phong trào kháng nhạt cứu nước cũng dâng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu có phong trào phá kho thóc của Nhật - Pháp chia cho dân nghèo. Đâu đâu ptrào thi đua " Sắm vũ khí đuổi quân thù chung" bí mật mang cờ, rèn vũ khí cũng diến ra sôi nổi. ở một số nơi k/nghĩa từng phần đã nổ ra.
Tất cả q/chúng đã sẵn sàng, chỉ còn chờ cơ hội là tiến hành k/nghĩa giành c/quyền.

e. Chuẩn bị bộ máy lãnh đạo (Bộ tham mưu):
CM muốn thắng lợi ngoài sự chuẩn bị về chủ trương, đường lối, l2 CM, XD căn cứ đại, tập dượt q/ chúng đấu tranh cần thiết phải chuẩn bị Bộ máy lãnh đạo cho Tổng k/nghĩa khi có thời cơ. Ngay đêm 13/8/1945 khi nghe tin ngày mai Nhật hoàng sẽ tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. TƯ Đảng, BHồ đã quyết định triệu tập Hội nghị toàn quoióc của Đảng. Hội nghị họp trong 2 ngày 14 - 15/8, phân tích tình hình và chỉ rõ thời cơ Tổng k/ nghĩa, thành lập UBKN để lãnh đạo toàn dân tổng k/nghĩa dành chính quyền. Tiếp theo đso ngày 16 - 17/8/1945 Đại hội quốc dân do Tổng hội VM triệu tập đã họp Đại hôị đã cử ra UB dân tộc giải phóng do HCM làm chủ tịch, sau là chính phủ lâm thời. Thông qua quốc kỳ, quốc ca, đặt tên nước và thảo luận bổ sung 1 số c/sách phải thi hành ngay sau khi Tổng k/nghiã thắng lợi. Ngày 2/9/1945 UB dân tộc giải phóng ra mắt toàn thể quốc dân đồng bào, thay mặt cho c/phủ lâm thời, HCM trịnh trọng đọc "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh ra nước VNDCCH báo hiệu sự toàn thắng của CM.

*Kết luận
: Tất cả những sự kiện kể trên đã c/minh rằng Đảng, BH và n/dân ta đã chuẩn bị lâu dài chu đáo cho Tổng k/ nghĩa tháng 8. Công cuộc chuẩn bị đó không chỉ diễn ra trong thời kỳ 39 -45 mà là sự chuẩn bị suốt 15 năm kể từ khi Đảng ra đời. Nhờ đó đã đưa đến sự thắng lợi mau lẹ của CMT8. Thực tế trên cũng c/ minh "CM không tự nó đến, phải chuẩn bị nó, dành lấy nó."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét